DỊCH VỤ CẦM ĐỒ THANH TÂM

Chuyên nhận cầm xe ô tô, xe hơi kể cả xe ô tô đang mua trả góp hoặc đang vay thế chấp ngân hàng, lãi suất thấp chỉ từ 2% - 3%.

Liên hệ : 0905.33.11.77 (Minh) Uy Tín - Chuyên Nghiệp - Lãi Suất Thấp Tại TPHCM

Nhân viên nhà băng túc trực trước hàng cầm đồ

Nhân viên nhà băng túc trực trước hàng cầm đồ
Hơn tuần nay, công việc của Tùng - một nhân viên tín dụng - là "canh" chiếc xe Ford đang ở gara cửa hàng cầm đồ dù giấy tờ ngân hàng đã giữ.
Thanh Tùng, nhân viên tín dụng một ngân hàng thương mại tại Hà Nội cho biết đã phải túc trực tại cửa hàng cầm đồ trên đường Láng (Hà Nội) hơn tuần nay để giải quyết một tài sản thế chấp cho khoản vay vài trăm triệu đồng. 

Khách hàng thế chấp chiếc Ford bán tải để vay tiền nhưng sau đó lại mang chính chiếc xe này cầm cố để vay tiếp ở cửa hàng cầm đồ. Đến khi khoản vay quá hạn, ngân hàng "tá hỏa" tìm chiếc xe để xử lý tài sản đảm bảo mới phát hiện ra nó đang nằm trong hầm của anh chủ cửa hàng cầm đồ dưới danh nghĩa tài sản thế chấp cho một thỏa thuận vay khác.

Tùng cho biết, cửa hàng cầm đồ lập luận rằng họ có quyền của bên cầm giữ tài sản và đòi ngân hàng phải trả nợ thay cho bên cầm cố xe ôtô thì mới được nhận lại xe.

Yêu cầu này khó được phía ngân hàng đáp ứng, bởi khoản vay đến giai đoạn thanh lý tài sản đảm bảo đã trở thành "nợ xấu", tiếp tục tăng dư nợ là điều không thể thực hiện. Tuy nhiên, chỉ với giấy tờ đăng ký xe, ngân hàng không thể làm gì hơn ngoài việc túc trực để canh tài sản.

[Xung đột trong quyền xử lý tài sản đảm bảo thường diễn ra khi cùng một tài sản nhưng được sử dụng để đảm bảo cho nhiều khoản vay.]

Xung đột trong quyền xử lý tài sản đảm bảo thường diễn ra khi cùng một tài sản nhưng được sử dụng để đảm bảo cho nhiều khoản vay.

Dù phía ngân hàng là người có quyền với tài sản, việc xử lý lại gặp không ít trở ngại. Luật dân sự 2015 quy định một tài sản bảo đảm được phép thực hiện nhiều nghĩa vụ. Do đó, khách hàng có thể vừa thế chấp xe ôtô để vay vốn tại ngân hàng, vừa có thể cầm cố xe để bảo đảm khoản vay tại cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Trong trường hợp này, khách hàng có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ (bên nhận bảo đảm sau) biết việc xe ôtô đang được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ trước đó tại ngân hàng. 

Tuy nhiên, quy định này chỉ đúng trong trường hợp hợp đồng thế chấp không có điều kiện khác.

Trao đổi với VnExpress, đại diện một ngân hàng thương mại cho biết, các hợp đồng thế chấp ôtô hiện nay của phía ngân hàng thường đi kèm theo một điều khoản "cho đến khi đã thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ, khách hàng không được cầm cố ôtô để bảo đảm cho bất cứ nghĩa vụ nào khác mà không có chấp thuận trước bằng văn bản của ngân hàng".

"Điều kiện là vậy nhưng rất ít trường hợp ngân hàng đồng ý bởi rủi ro cho quá trình thu hồi tài sản đảm bảo rất lớn. Và trong hầu hết trường hợp, khách hàng cũng không hỏi qua ý kiến của ngân hàng nếu tiếp tục mang tài sản đi cầm cố ở chỗ khác", vị này cho biết.

Ở phía các cơ sở cầm đồ, hoạt động này về bản chất là người vay tiền phải có tài sản hợp pháp để mang đến để cầm cố. Các hợp đồng cầm cố phải đi kèm với giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu tài sản theo điều 29 Nghị định 96/2016 của Chính phủ. Nhưng thực tế, không ít cơ sở cầm đồ chấp nhận cho khách hàng vay tiền mà không cần có đầy đủ giấy tờ pháp lý.

"Một chiếc ôtô bạc tỷ có thể cầm được 150 đến 200 triệu đồng tùy từng cửa hàng, khách hàng chỉ cần giao xe cho cửa hàng giữ mà không cần phải có giấy tờ đăng ký bản gốc", một nhân viên tín dụng nói và cho biết thêm, khi phát sinh tranh chấp về quyền định đoạt, người giữ tài sản dù cho vay khoản nhỏ hơn nhưng lại là người "nắm đằng chuôi" về quyền quyết định.

Giải quyết trường hợp này, nếu khởi kiện để thu hồi nợ, phía ngân hàng thực tế là bên chịu thiệt bởi quá trình kiện tụng khó khăn, thủ tục phức tạp và kéo dài. Trong khi đó, cơ sở cầm đồ giữ xe nên có thể chủ động xử lý tài sản. Đó cũng là lý do những nhân viên tín dụng trở thành những "bảo vệ bất đắc dĩ" của những cửa hàng cầm đồ, hay cơ sở trông giữ xe để đảm bảo tài sản mà phía ngân hàng "có quyền sở hữu" không bị tẩu tán mất.

Chuyện một kho cà phê năm sáu ngân hàng tranh nhau từ mấy năm trước, cho tới một chiếc ôtô nhưng người cầm giấy tờ người cầm xe hiện nay, chỉ là một phần trong bức tranh rủi ro với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Khi mà người cho vay có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu với tài sản nhưng không chắc có quyền định đoạt tài sản đó.

Nguồn VNExpress
[Trở Về Trang Trước]
Tin Tức Mới

Mazda3 thế hệ mới ra mắt, tháng 10 về Việt Nam

Cách kiểm tra ô tô đã thế chấp ngân hàng, mẹo cho người muốn cầm xe ô tô

TAND TP tuyên phạt chủ nhà nghỉ nhốt khách rồi lột đồ, đánh đập tại HN

Lãi suất thực tế tại các tiệm cầm đồ có như quy định nhà nước?

Mẫu thuẫn nhóm thanh niên nổ súng, ném bom xăng vào cửa tiệm cầm đồ ở Tiền Giang

Nhân viên nhà băng túc trực trước hàng cầm đồ

Cầm xe ô tô tại TPHCM kể cả xe đang trả góp ngân hàng với lãi suất thấp

Cầm xe ô tô đang trả góp

Thuê ô tô rồi đi cầm, hàng loạt chủ ô tô bị dính bẫy lừa

Cầm xe ô tô trả góp với lãi suất thấp tại TPHCM